Tel: (+1) 767-123-786

Mon → Sat : 6am-10pm

Email: hello@example.com

Facebook

Twitter

LinkedIn

Youtube

Instagram


Supervisor là gì? Nhiệm vụ, vai trò và kỹ năng cần có

Supervisor đóng một vai trò thiết yếu trong việc quản lý của một doanh nghiệp. Để đảm nhận vị trí này, bạn cần có nhiều kinh nghiệm thực tế và những kỹ năng cần thiết. Hãy cùng tìm hiểu sâu hơn Supervisor là gì và thông tin về công việc của Supervisor qua bài viết dưới đây nhé.

Supervisor là gì?

Supervisor (người giám sát) là người có trách nhiệm giám sát dự án, nhiệm vụ công việc hoặc điều phối nhân viên trong doanh nghiệp theo những mục tiêu hoặc chỉ đạo từ người quản lý (Manager). Đặc biệt, Supervisor giám sát hoạt động làm việc của một nhóm nhỏ hay một bộ phận và thực hiện các công việc có chức năng giúp cải thiện năng suất của công ty.

Vai trò của Supervisor là gì?

Phân chia công việc cho các thành viên

Supervisor sẽ giao nhiệm vụ công việc cho nhân viên. Để làm tốt điều này, Supervisor phải hiểu rõ kinh nghiệm và năng lực của từng nhân viên để có thể cân nhắc phân chia công việc một cách phù hợp, từ đó mang lại kết quả cao trong công việc. Bên cạnh đó, Supervisor được yêu cầu hỗ trợ cho các thành viên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Là cầu nối giữa quản lý và nhân viên

Vị trí của Supervisor nằm giữa nhân viên và quản lý. Chính vì thế, Supervisor sẽ làm cầu nối giữa họ, giúp việc giao tiếp và truyền tải thông tin được suôn sẻ và chính xác hơn.

Thông báo phản hồi của khách hàng cho quản lý

Với công việc giám sát và xử lý dự án, Supervisor thường là người gặp gỡ khách hàng. Khi khách hàng đưa ra những phản hồi về dự án, Supervisor sẽ thông báo những thông tin này đến quản lý của mình. Từ đó, công việc chăm sóc khách hàng và giải quyết các vấn đề được thực hiện tốt hơn.

Độc lập giải quyết các vấn đề

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, giám sát dự án, thường có nhiều xung đột xảy ra. Khi ấy Supervisor cần biết giải quyết chúng một cách độc lập mà không có sự trợ giúp của người quản lý. Giải quyết vấn đề tốt hay không là khả năng tùy thuộc vào từng cá nhân, chính vì thế Supervisor phải tích lũy nhiều kinh nghiệm và nhanh nhạy khi đưa ra các quyết định đúng đắn.

Nhiệm vụ của một Supervisor

Có thể thấy, Supervisor đóng vai trò quan trọng trong một đội nhóm khi phải hoàn thành một nhiệm vụ. Tùy vào từng lĩnh vực mà các Supervisor sẽ có công việc hàng ngày khác nhau. Sau đây là các công việc thường thấy ở một Supervisor:

  • Hoàn thành các mục tiêu của bộ phận bằng cách giám sát nhân viên và tổ chức các quy trình làm việc.
  • Triển khai và thực thi các hệ thống, thủ tục và chính sách của công ty.
  • Cung cấp cho nhân viên phản hồi tích cực và phê bình mang tính xây dựng.
  • Đề ra mục tiêu hiệu suất dựa vào kế hoạch của công ty.
  • Đảm bảo chính sách và tuân thủ thủ tục pháp lý của công ty.
  • Chuyển tiếp thông tin từ trưởng phòng, quản lý đến nhân viên và ngược lại.
  • Giải quyết các vấn đề của khách hàng.
  • Hỗ trợ tuyển dụng và thôi việc nhân viên.
  • Kiểm soát thông tin về ngân sách và đưa ra các biện pháp khắc phục nếu có sự chênh lệch.

Kỹ năng và tố chất cần có ở một Supervisor giỏi

Kỹ năng giao tiếp

Giao tiếp là một trong số những kỹ năng quan trọng nhất mà Supervisor cần có. Supervisor cần biết cách truyền đạt rõ ràng quy trình, kỳ vọng và các mục tiêu của dự án cho các thành viên trong nhóm của mình để họ có thể thực hiện công việc một cách hiệu quả nhất. Việc giao tiếp thường xuyên, biết lắng nghe và chia sẻ với nhân viên về tiến độ của nhóm, những trở ngại tiềm ẩn và kế hoạch trong tương lai sẽ giúp các thành viên cảm thấy gắn bó và có giá trị hơn.

Khả năng thích ứng

Để Supervisor giám sát hiệu quả một dự án, nhiệm vụ cần đòi hỏi phải có khả năng suy nghĩ và phản ứng nhanh nhạy, hiệu quả. Trong nhiều trường hợp, Supervisor cần có khả năng lập chiến lược và đưa ra những quyết định dựa trên tình huống và kinh nghiệm cá nhân, thay vì cố gắng tuân theo một quy trình không phù hợp. Sự linh hoạt và sáng tạo trong cách giải quyết vấn đề thể hiện khả năng lãnh đạo và làm tăng sự tin tưởng ở nhân viên.

Sẵn sàng học hỏi

Một Supervisor giỏi và thành công khi họ không ngừng nâng cao kỹ năng và kiến thức của mình. Bên cạch việc học tập kinh nghiệm từ những người xung quanh, Supervisor cần biết cách lắng nghe sự góp ý, sự đề xuất về cách làm việc từ cả quản lý và nhân viên để từ đó hoàn thiện bản thân.

Ngoài ra, Supervisor có thể rèn luyện thêm các kỹ năng, tố chất như:

  • Khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề để cải thiện năng suất của công ty.
  • Khả năng lãnh đạo mãnh mẽ để tạo nên môi trường làm việc có sự hỗ trợ và thúc đẩy lẫn nhau.
  • Kỹ năng xã hội tốt để thiết lập văn hóa nhóm.
  • Tầm nhìn xa và đánh giá các vấn đề.
  • Tính minh bạch
  • Tự tin và tích cực để truyền cảm hứng cho các thành viên trong nhóm.

Hy vọng bài viết trên đây giúp bạn hiểu hơn Supervisor là gì và vai trò, nhiệm vụ của một Supervisor. Supervisor hầu như cần thiết ở các công ty ở mọi lĩnh vực và là một vị trí được đánh giá cao, cần đòi hỏi không chỉ ở trình độ học vấn mà còn là tố chất, kinh nghiệm cá nhân.