Tel: (+1) 767-123-786

Mon → Sat : 6am-10pm

Email: hello@example.com

Facebook

Twitter

LinkedIn

Youtube

Instagram


Leader là gì? Trách nhiệm và tố chất mọi Leader thành công sở hữu

Để một tổ chức, đội nhóm có thể phối hợp ăn ý, hoạt động đúng định hướng thì không thể thiếu sự dẫn dắt một người Leader giỏi. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng tìm hiểu xem Leader là gì và những tố chất cần có, vai trò và trách nhiệm của một Leader nhé.

Leader là gì?

Leader là người dẫn đầu hay người lãnh đạo và thúc đẩy một nhóm người hoặc một cá nhân hoàn thành mục tiêu nhất định. Leader xác định hướng đi, truyền cảm hứng và động lực cho mọi người trong đội nhóm của mình. Các thành viên sẽ được trao quyền, phân công công việc và nhận được sự hỗ trợ từ Leader của mình với mục đích duy trì sự tiến bộ lâu dài và đạt được thành công đã đề ra.

Trách nhiệm của Leader là gì?

Công việc của một Leader sẽ có sự khác nhau giữa các công ty. Thông thường, Leader cần có tầm nhìn chung phù hợp với giá trị cốt lõi và hiểu rõ những gì cần làm để đạt được mục tiêu của cả nhóm. Sau đây là 4 trách nhiệm quan trọng đối với hầu hết các Leader:

Đào tạo các thành viên trong nhóm

Một Leader giỏi luôn biết cách đào tạo các thành viên trong nhóm của mình để đạt được mục tiêu và phát triển các kỹ năng cần thiết để đạt được kết quả cần có. Quá trình đào tạo liên quan đến việc cải thiện hiệu suất của các thành viên, đưa ra các ý kiến, phản hồi từ đó giúp các thành viên phát triển những kỹ năng và thái độ làm việc của mình.

Phát triển điểm mạnh và cải thiện điểm yếu của nhóm

Leader có trách nhiệm xác định điểm mạnh và hiểu rõ điểm yếu của các thành viên trong nhóm. Bằng cách này giúp cho việc đặt ra các yêu cầu, phân chia nhiệm vụ được hợp lý hơn và các thành viên có thể hoàn thành công việc một cách hiệu quả nhất. Việc hiểu rõ đội nhóm của mình là một bước quan trọng để các Leader có thể dẫn dắt và giúp đỡ các thành viên cải thiện bản thân.

Xác định mục tiêu chung và đánh giá sự tiến bộ của nhóm

Để đo lường mức độ thành công của nhóm, điều quan trọng là phải xác định mục tiêu mà mọi người hướng đến là gì, từ đó có thể đánh giá hiệu quả công việc và ngăn chặn các thông tin, hướng đi sai lệch. Điều này sẽ giúp cho các thành viên trong nhóm hiểu rõ những gì phải làm và đạt được. Mục tiêu đề ra phải rõ ràng, hợp lý và đánh giá được tiến độ trong quá trình thực hiện.

Giải quyết xung đột

Một nhóm sẽ được tạo thành từ những tính cách, phong cách làm việc và động cơ khác nhau, nên việc xảy ra các xung đột là hầu như không thể tránh khỏi. Lúc ấy, Leader có vai trò là người ngăn chặn sự xung đột nếu có thể và giải quyết khi xung đột xảy ra. Dựa vào các quy tắc đã đề ra và nhiệm vụ được phân công rõ ràng, Leader có thể xác định khả năng các mâu thuẫn có thể xuất hiện và ngăn cản chúng kịp thời. Để giải quyết xung đột, Leader phải nhìn nhận vấn đề ở nhiều mặt bằng cách gặp gỡ với các thành viên từ đó có cái nhìn sâu sắc và hiểu rõ nguyên nhân của vấn đề. Giao lưu với các thành viên trong nhóm là cách để đưa ra giải pháp phù hợp cho hai bên xảy ra mâu thuẫn.

Những tố chất cần có của một Leader giỏi

Leader là người chịu những trách nhiệm quan trọng nhất trong nhóm, từ quản lý, tổ chức nơi làm việc cho đến lập kế hoạch nhiệm vụ… Chính vì thế, việc sở hữu những tố chất sau đây là vô cùng quan trọng:

Kỹ năng giao tiếp giữa các cá nhân: Giao tiếp rất quan trọng đối với một người lãnh đạo nhóm vì bạn sẽ phải giao tiếp với cả nhóm của mình và người giám sát cấp cao. Một người Leader giỏi nên biết cách giao tiếp một cách rõ ràng, hiệu quả và mang tính truyền cảm hứng, tính lãnh đạo cao.

Tư duy chiến lược và tầm nhìn xa: Một nhà lãnh đạo nên có khả năng đưa ra những quyết định mang tính chiến lược, đồng thời hiểu rõ đâu là cơ hội và mối đe dọa cho tổ chức hoặc nhóm mà mình đang dẫn dắt. Leader sẽ sửa đổi quyết định đó khi cần thiết và đánh giá liệu hướng đi có thực sự phù hợp với mục tiêu chung của nhóm.

Kỹ năng tổ chức: Khi bạn có nhiều thành viên cùng tham gia một dự án thì tố chất này sẽ trở nên vô cùng quan trọng với người Leader. Sở hữu kỹ năng tổ chức mạnh mẽ giúp Leader có thể theo dõi tiến độ và giữ cho các thành viên luôn có động lực để hoàn thành công việc.

Nhận thức về bản thân: Trước khi lãnh đạo một đội nhóm, các Leader nên hiểu rõ bản thân từ điểm mạnh, điểm yếu, cách làm việc để từ đó xây dựng phong cách lãnh đạo riêng biệt, đúng với con người của mình. Hãy trở thành một Leader phù hợp và tốt nhất với tổ chức của mình, không nên gò bó bản thân vào khuôn khổ của người khác.

Kỹ năng giao việc và ủy quyền: Công việc của một Leader luôn bao gồm phân công nhiệm vụ cho các thành viên. Điều này đòi hỏi Leader phải hiểu rõ và tin tưởng vào khả năng của các thành viên trong nhóm của mình.

Tính chính trực: Để được các thành viên trong nhóm của mình tôn trọng và đánh giá cao, các Leader nên lãnh đạo bằng cách làm gương. Làm như thế giúp cho công việc được hoàn thành hiệu quả, tránh những xung đột không đáng có và tạo sự tin tưởng lẫn nhau giữa các thành viên.

Hy vọng bài viết trên giúp bạn hiểu rõ Leader là gì và những tố chất quan trọng để trở thành một Leader giỏi. Hãy truy cập Careerlink.vn để xem thêm nhiều bài viết hữu ích và thông tin về những việc làm mới nhất nhé.