Tel: (+1) 767-123-786

Mon → Sat : 6am-10pm

Email: hello@example.com

Facebook

Twitter

LinkedIn

Youtube

Instagram


Consultant là gì? Giải mã sức hấp dẫn của nghề Consultant hiện nay? 

Consultant là gì? Rất nhiều bạn trẻ hiện nay dành sự quan tâm cho nghề Consultant. Được biết nghề Consultant mang đến mức thu nhập khá lý tưởng và được xem là ngành nghề đáng theo đuổi để giúp các bạn trẻ có được một công việc ổn định trong những năm gần đây. Liệu ngành nghề này có thật sự mang lại những lợi ích tuyệt vời như vậy hay không?

Trong bài viết ngày hôm nay, chúng tôi sẽ trả lời cho bạn được biết được Consultant nghĩa là gì? Đồng thời cung cấp thêm những thông tin hữu ích để bạn hiểu rõ về công việc của một Consultant hiện nay có những khó khăn và thử thách gì? Đầu tiên chúng ta hãy cùng tìm hiểu Consultant nghĩa là gì

Consultant là gì? 

Consultant là một thuật ngữ chuyên ngành, được hiểu với nghĩa tiếng Việt là đội ngũ tư vấn viên, công việc tư vấn viên cho một doanh nghiệp. Consultant sẽ có trách nhiệm đưa ra những nhận xét và đánh giá, cũng như lời khuyên về một tình huống công việc cụ thể dựa trên những nghiệp vụ chuyên môn mà họ tích lũy được. 

Với những công ty chuyên kinh doanh về các sản phẩm tiêu dùng, dịch vụ chăm sóc sức khỏe thì không thể thiếu đi vai trò của những Consultant đồng hành. Họ sẽ là người đảm nhiệm công việc chăm sóc khách hàng, đưa ra những lời khuyên hữu ích để góp phần giải quyết những vấn đề khó khăn mà khách hàng gặp phải trong quá trình tìm hiểu sản phẩm.  

Tầm quan trọng của Consultant trong doanh nghiệp

Consultant chính là người trực tiếp sẽ đại diện cho doanh nghiệp, hoặc bộ phận sales để giữ chân khách hàng tạo ra những uy tín cho công ty trong suốt khoảng thời gian làm việc. Vì vậy, đa số những doanh nghiệp hiện nay đều rất chú trọng vai trò của Consultant trong quá trình kinh doanh. Cho nên, đó cũng là lý do mà những nhà tuyển dụng đòi hỏi ở một ứng viên ứng tuyển vào vị trí Consultant rất nhiều những yêu cầu cao về mặt chuyên môn lẫn kỹ năng. 

Mặt khác, một trong những lý do để các doanh nghiệp tuyển dụng vị trí Consultant nhiều hơn là vì họ cần những người thật sự có chuyên môn cao về độ am hiểu sản phẩm, dịch vụ công ty.

Từ đó, giúp doanh nghiệp giải quyết những vấn đề tiềm ẩn trong quá trình kinh doanh mà doanh nghiệp có thể gặp phải. Vai trò của một Consultant chuyên nghiệp chính là góp phần cải tiến hiệu suất hoạt động của công ty và đưa ra những định hướng phát triển mới, phù hợp với nhu cầu khách hàng để giảm thiểu tối đa mức độ rủi ro trong kinh doanh. 

Consultants là gì? Consultant cần có những kỹ năng gì? 

Consultant là người trực tiếp làm việc với khách hàng nhiều nhất, cho nên để trở thành một Consultant chuyên nghiệp, bạn phải sở hữu những kỹ năng cần có sau đây: 

Kỹ năng giao tiếp

Consultant là công việc luôn phải thực hiện hành vi giao tiếp với khách hàng mỗi ngày. Họ sẽ là người nói chuyện trực tiếp và thuyết phục khách hàng, cho đến khi khách hàng cảm thấy hài lòng về dịch vụ và sản phẩm đó. Chính vì vậy, Consultant càng có kỹ năng giao tiếp tốt, thì càng có được nhiều lợi thế hơn trong công việc lâu dài. 

Bởi vậy, nếu bạn có kỹ năng giao tiếp tốt, bạn sẽ dễ dàng dẫn dắt khách hàng một cách khéo léo hơn. Đồng thời, bạn cũng tạo ra cho khách hàng những niềm tin nhất định khi sử dụng dịch vụ, sản phẩm của bạn trong thời gian tới. Kỹ năng giao tiếp tốt còn góp phần giữ chân khách hàng tốt hơn. 

Kỹ năng nghiên cứu, phân tích

Với công việc của một Consultant, đòi hỏi kỹ năng nghiên cứu và phân tích rất cao. Để đối phó với những biến động của tình hình kinh tế phức tạp hiện nay, nếu một Consultant không có kỹ năng phân tích thị trường tốt họ sẽ khó lòng thích nghi được với công việc. Người càng nhạy bén với việc nghiên cứu và phân tích thị trường, phân tích tâm lý khách hàng tốt sẽ càng thuận lợi hơn trong việc trở thành một Consultant. 

Kỹ năng lắng nghe và quản lý thời gian 

Trên thực tế, đây là hai dạng kỹ năng mà bất kỳ ai khi có ý định trở thành Consultant chuyên nghiệp cũng phải nắm bắt được. Những kỹ năng này sẽ giúp bạn đưa ra những lời khuyên phù hợp cho khách hàng thoát khỏi những khó khăn vướng mắc. Đồng thời, nhờ vào kỹ năng lắng nghe và quản lý thời gian tuyệt vời của bạn mà khách hàng sẽ cảm thấy dễ chịu hơn, được tôn trọng hơn trong quá trình phục vụ. 

Khối lượng công việc của một Consultant rất nhiều, vì thế nếu bạn không thể cân đối quỹ thời gian làm việc trong ngày được hợp lý, thì khối lượng công việc sẽ ngày càng gia tăng nhiều hơn. Việc sắp xếp được quỹ thời gian cân đối, nó sẽ giúp bạn có thể phục vụ khách hàng một cách tối ưu hơn. Bạn cũng dễ dàng hoàn thành công việc đúng thời hạn hơn. 

Luôn kiên trì trong quá trình làm việc

Consultant là công việc cần phải gặp gỡ nhiều người và mở rộng nhiều mối quan hệ hơn. Tuy nhiên, bạn sẽ phải chịu khá nhiều áp lực khi phải đối mặt với những khách hàng khó tính. Đây cũng là lúc bạn phát huy khả năng kiên nhẫn của bản thân, để tập trung xử lý vấn đề công việc và đưa ra những phương hướng giải quyết làm khách hàng hài lòng, để giữ chữ tín cho công ty tốt hơn. 

Mức lương ngành consultant hiện nay là bao nhiêu? 

Một vấn đề khác mà rất nhiều các Consultant quan tâm hiện nay, đó chính là mức lương công việc này có cao không? Cơ hội thăng tiến của nghề Consultant liệu có cao hay không? 

Xin trả lời với bạn rằng, công việc của một Consultant phải chịu rất nhiều áp lực từ nhiều phía. Vì vậy với công việc này, dựa trên khảo sát trung bình từ năm 2018 đến 2022 chúng tôi nghiên cứu cho thấy, nghề Consultant có mức lương dao động là 8,5 triệu đồng đến 12 triệu đồng/ tháng. Mức lương có thể cao hơn hoặc thấp hơn dựa vào từng thời điểm nhất định. Ngoài ra mức lương của nghề Consultant, còn sẽ phụ thuộc vào từng vị trí công việc, kinh nghiệm và năng lực làm việc, trình độ chuyên môn của mỗi người. 

Cơ hội thăng tiến của nghề Consultant cũng rất rộng mở, nếu bạn làm nhân viên Consultant trong những lĩnh vực như bất động sản, dịch vụ thẩm mỹ, hàng hóa tiêu dùng,… thì sẽ có cơ hội thăng tiến cao hơn so với những lĩnh vực khác. Hy vọng với những thông tin chúng tôi đề cập đến trong bài viết này, nó đã giúp bạn hiểu thêm về nghề Consultant là gì bạn nhé! Chúc bạn sẽ sớm có những khởi đầu công việc thuận lợi nhất.